Nguồn gốc Kitsune

Một con cửu vĩ hồ, từ bản in đời nhà Thanh của cuốn cổ kinh Sơn Hải KinhNhật Bản là nơi sinh sống của 2 phân loài cáo đỏ: cáo Hokkaido (Vulpes vulpes schrencki, hình), và cáo đỏ Nhật Bản (Vulpes vulpes japonica), cả hai đều không có chín đuôi.Mặt trăng trên đồng bằng Musashi (cáo) bởi Yoshitoshi[2]

Những huyền thoại Nhật Bản về loài cáo có nguồn gốc từ cửu vĩ hồ trong thần thoại Trung Hoa,[3][4] cũng có trong các câu chuyện khắp Đông Á. Những chuyện cổ dân gian của Trung Quốc kể về những thần cáo gọi là hồ ly tinh (tiếng Trung: 狐狸精) có thể có tới chín đuôi; chúng đã được đưa vào văn hóa Nhật Bản với tên gọi kyūbi no kitsune ('cửu vĩ hồ',[5] được trình bày chi tiết hơn bên dưới). Nhiều câu chuyện còn sót lại sớm nhất được ghi lại trong Konjaku Monogatarishū, một tuyển tập văn học Nhật Bản từ thế kỷ 11 các câu chuyện truyền miệng của Nhật Bản, Trung QuốcẤn Độ.[6]

Smyers (1999) ghi nhận rằng ý tưởng về loài cáo chuyên đi quyến rũ và mối liên hệ của những huyền thoại về chúng với Phật giáo đã được đưa vào văn hóa dân gian Nhật Bản thông qua những câu chuyện tương tự của Trung Quốc, nhưng bà vẫn tin rằng một số câu chuyện về loài cáo có chứa những chất liệu đặc trưng riêng của Nhật Bản.[7]

Từ nguyên

Tượng cáo

Người ta vẫn chưa biết từ nguyên đầy đủ của từ này. Cách sử dụng từ lâu đời nhất được biết đến là trong văn bản Shin'yaku Kegonkyō Ongi Shiki, có niên đại năm 794. Các nguồn cũ khác bao gồm Nihon Ryōiki (810–824) và Wamyō Ruijushō (k. 934). Những nguồn cũ này được viết bằng chữ Man'yōgana, trong đó xác định rõ dạng lịch sử của từ này (khi được chuyển âm sang dạng Latin) là ki1tune. Sau một số thay đổi âm vị trong lịch sử, nó trở thành kitsune.

Nhiều đề xuất từ nguyên đã được đưa ra, mặc dù không có sự thống nhất chung:

  • Myōgoki (1268) cho rằng nó được gọi như vậy vì nó "luôn (tsune) có màu vàng (ki)".
  • Tác phẩm Mizukagami vào đầu thời kỳ Kamakura chỉ ra rằng nó có nghĩa là "đến (ki) [tiếp vĩ ngữ thể hoàn thành tsu] phòng ngủ (ne)", từ một truyền thuyết rằng kitsune có thể mang hình dáng phụ nữ, kết hôn với đàn ông và sinh con.
  • Arai Hakuseki trong Tōga (1717) cho rằng ki có nghĩa là 'mùi hôi thối', tsu là tiếp vĩ ngữ sở hữu cách (possessive particle), và ne có liên quan tới inu, từ có nghĩa là 'chó'.
  • Tanikawa Kotosuga trong Wakun no Shiori (1777–1887) cho rằng ki có nghĩa là 'màu vàng', tsu là tiếp vĩ ngữ sở hữu cách, và ne có liên quan tới neko, từ có nghĩa là 'mèo'.
  • Ōtsuki Fumihiko trong Daigenkai (1932–1935) đề xuất rằng từ này xuất phát từ kitsu, là từ tượng thanh chỉ tiếng sủa của con cáo, và ne, có thể là một kính ngữ đề cập đến một người hầu của đền thờ Inari.
  • Nozaki cũng gợi ý rằng từ này ban đầu là từ tượng thanh: kitsu đại diện cho tiếng kêu ăng ẳng của cáo và trở thành từ chung cho 'cáo'; -ne biểu thị một dạng thức thân mật.[8]

Kitsu là từ tượng thanh cổ; trong tiếng Nhật hiện đại, tiếng sủa của cáo được phiên âm là kon kon hoặc gon gon.

Từ nguyên dân gian được biết đến rộng rãi của từ này[9] liên quan đến việc đi ngủ và trở về nhà: trong tiếng Nhật cổ điển, kitsu-ne có nghĩa là 'đến ngủ', và ki-tsune có nghĩa là 'luôn luôn đến'.[10] Điều này dường như gắn liền với một câu chuyện cụ thể; nó là một trong những câu chuyện cổ nhất còn sót lại về kitsune,[9] và không giống như hầu hết những câu chuyện trong đó kitsune có hình dạng của một người phụ nữ và kết hôn với đàn ông, câu chuyện này không kết thúc một cách bi thảm.[6][10] Từ bản dịch của Hamel:[9]

Ono, người quê Mino (cho biết rằng đây là một truyền thuyết cổ của Nhật Bản vào năm 545 sau Công nguyên), bấy lâu luôn tơ tưởng đến hình tượng người phụ nữ trong mộng của mình. Anh gặp cô vào một buổi tối trên một cánh đồng hoang rộng lớn và kết hôn với cô. Cùng lúc với sự ra đời của đứa con trai, Ono nhận nuôi một con chó con, càng lớn nó càng biểu lộ sự căm ghét người phụ nữ kia. Cô cầu xin chồng giết nó đi, nhưng anh từ chối. Cuối cùng, một ngày nọ, con chó xông vào cắn cô dữ dội, đến nỗi cô mất can đảm, trở lại lốt cáo, nhảy qua hàng rào và bỏ trốn. "Em có thể là cáo," Ono gọi theo, "nhưng em là mẹ của con trai tôi, và tôi sẽ luôn yêu thương em. Hãy trở lại khi thoải mái; em luôn được chào đón." Thế là tối nào cô cũng lén trở về và ngủ trong vòng tay anh.

Từ nguyên dân gian cho rằng vì con cáo trở về với chồng mỗi đêm với tư cách là một người phụ nữ nhưng lại rời đi vào mỗi buổi sáng với tư cách là một con cáo mà nó được gọi là kitsune.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kitsune http://www.ngv.vic.gov.au/ngvschools/FloatingWorld... http://www.cyberus.ca/~foxtrot/kitsune/index.htm http://www.delathehooda.com/kitsune/kitsunepdf.zip http://academia.issendai.com/fox-index.shtml http://academia.issendai.com/fox-misconceptions.sh... http://www.onmarkproductions.com/html/oinari.shtml http://faculty.humanities.uci.edu/sbklein/Ghosts/a... http://www.coyotes.org/kitsune/kitsune.html http://www.gutenberg.org/etext/8130 http://www.kitsune.org/